💁 Ngày nay, nhiều nhà khởi nghiệp trẻ luôn có nhiều sự bâng khuâng và lo lắng không biết có nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình sớm hay không vì việc đăng ký sở hữu trí tuệ tốn kinh phí lớn, và mất một khoảng thời gian dài.
👉 VẬY LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀ GÌ?
✨ VÀ TẠI SAO NÊN ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ?
🧐 Khi khởi nghiệp, Luật sở hữu trí tuệ là một trong những chủ đề quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CÔNG NGHỆ VÀ SÁNG TẠO.
🧐 Luật sở hữu trí tuệ bảo vệ các quyền lợi của chủ sở hữu về những ý tưởng, sáng chế, thiết kế, tác phẩm và thương hiệu.
🧐 Sau đây là những LÝ DO tại sao nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và tuân thủ luật sở hữu trí tuệ khi khởi nghiệp
#sohuutritue #BBI #eiu #khoinghiep #congnghe #ytuongsangtao #sangche ... See MoreSee Less
Photo
"NÓI HAY KHÔNG BẰNG HỎI GIỎI"
😍 Đầu năm tôi đi siêu thị mua hàng, quá phấn khích trước viễn cảnh có khách hàng “sộp” đầu năm, sau khi niềm nở đón chào, anh chàng bán hàng huyên thuyên nhằm mục đích thuyết phục tôi mua hàng.
Trong khi nghe anh chàng chào hàng như súng máy liên thanh, tôi chợt nhớ đến câu nói của Brian Tracy: “Selling is not telling”. Các nghiên cứu khoa học cho biết tốc độ nói trung bình của chúng ta khoảng 125-150 từ mỗi phút, nhưng chúng ta lại có khả năng nghe 600-1000 từ trong cùng ngần ấy thời gian.
👉 Điều ấy cũng xảy ra với khách hàng của bạn; trong khi bạn nói, khách hàng sẽ nghĩ đến câu phản bác. Bạn càng nói nhiều, khách hàng càng nghĩ đến câu phản bác càng nhiều.
✨ Bán hàng không phải là quá trình thuyết phục người khác mua hàng, mà thật ra là quá trình giúp khách hàng ra quyết định mua hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ.
✨ Bí quyết quan trọng nhất để hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là lắng nghe họ; bí quyết của lắng nghe tốt là đặt câu hỏi. Câu hỏi hay là những câu hỏi tự nhiên và khiến khách hàng trải lòng về nhu cầu, mong muốn của họ.
✨ Có 7 loại câu hỏi trong bán hàng mà nếu sử dụng thuần thục, việc bán hàng sẽ thành công:
1️⃣ Câu hỏi thăm dò nhằm đào sâu thông tin.
2️⃣ Câu hỏi tu từ nhằm ngầm ẩn một nội dung khẳng định.
3️⃣ Câu hỏi tập trung nhằm thu hẹp chủ đề.
4️⃣ Câu hỏi phản chiếu nhằm xác định, làm rõ.
5️⃣ Câu hỏi giả định nhằm phỏng đoán đưa ra nhiều kịch bản.
6️⃣ Câu hỏi làm rõ nhằm tránh những thông tin sai lệch.
7️⃣ Câu hỏi dẫn dắt nhằm định hướng.
👉 Nếu khách hàng có khuynh hướng tập trung vào giá cả thì người bán hàng cần phải chuyển hướng từ giá cả sang giá trị; tạo sự khẩn cấp gợi nên mong muốn cần phải hành động ngay. Lúc ấy yếu tố giá cả đóng vai trò thứ yếu; tạo viễn cảnh thành công hay rủi ro nhằm thúc đẩy quyết định mua hàng. Tuyệt chiêu để hỏi giỏi là: Đừng nói, nếu bạn có thể hỏi.
✨ Một số mẹo hữu ích giúp cải thiện cuộc đối thoại với khách hàng tiềm năng:
- Diễn giải lại lời của khách hàng: khách hàng chỉ tin là bạn đang thật sự lắng nghe khi bạn nhắc lại những gì họ đã nói theo cách diễn đạt của riêng bạn. Đây là cách giúp bạn làm cho khách hàng tiềm năng thấy mình đang tập trung hoàn toàn vào những gì họ nói.
- Hỏi để làm rõ: khi khách hàng tiềm năng giải thích xong hoàn cảnh của mình, bạn ngừng một chút rồi sau đó đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề.
- Lựa lời mà nói.
- Diễn tả lại chính xác.
- Nắm được quyền chào bán: chỉ sau khi vượt qua được 70% chăng đường đối thoại chào hàng thì bạn mới có thể đưa ra lời giới thiệu và bằng báo giá, rồi bắt đầu cho khách hàng biết sản phẩm hoặc dịch vụ của mình có thể giúp họ giải quyết vấn đề hay đạt được mục đích như thế nào.
- Biết lắng nghe: bạn càng biết lắng nghe thì mọi người sẽ càng thích, tin tưởng và muốn làm việc với bạn. Họ càng muốn gắn kết với bạn hơn và bạn càng được họ yêu thích nhiều hơn.
#bbi #eiu #banhang #kinhdoanh #nghethuatbanhang #noihaykhongbanghoigioi ... See MoreSee Less
Photo
CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN NẮM VỮNG KHI KHỞI NGHIỆP MỘT CÔNG TY
Bạn có ý tưởng, bạn đang dự định hiện thực hóa nó?
👉 Trước tiên hãy nắm vững các vấn đề pháp lý dưới đây để đảm bảo hoạt động kinh doanh được hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của bạn
------------------------
💥 Các bạn nên tìm hiểu cụ thể hơn về các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và được bảo vệ pháp luật.
#BBI #eiu #phaplykhikhoinghiep #khoinghiepcongty #thanhlapcongty #hopdongthue #baovethuonghieu #luatlaodong #luatthue #baomatthongtin ... See MoreSee Less
Photo
ĐIỂM HÒA VỐN TRONG KINH DOANH
🕵️Khi mở cửa hàng kinh doanh mà bạn không nắm rõ ĐIỂM HÒA VỐN để có kế hoạch, mục tiêu tháng, ngày thì bạn giống như một người nhảy xuống hồ nước bơi mà không biết điểm đến ở đâu.
🙋Nay tôi chia sẻ các bạn cách xác định ĐIỂM HÒA VỐN cho kinh doanh dịch vụ theo cách tính ĐƠN GIẢN NHẤT mà bạn không cần phải là chuyên gia tài chính vẫn tính được như thường. Trước tiên bạn cần có chính xác 3 số liệu gồm: định phí, biến phí, lợi nhuận trên 1 đơn vị sản phẩm hay dịch vụ.
1️⃣ ĐỊNH PHÍ HÀNG THÁNG: là các chi phí cố định hàng tháng dù bạn có bán được sản phẩm hay không bạn vẫn phải chi. Ví dụ như: thuê mặt bằng, trả lương nhân viên, tiền điện nước, thuê kho bãi, thuê xe, dịch vụ bảo vệ, rác, PCCC, bảo kê…
2️⃣ BIẾN PHÍ HÀNG THÁNG: là các khoản chi phí biến đổi theo số lượng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ trung bình hàng tháng. Có thể hiểu bao gồm: phí hủy hàng, khấu hao tài sản, khấu hao sản phẩm, khuyến mãi, hoa hồng cho bên thứ 3, marketing…
🙎 Nói chung biến phí này bạn có thể chủ động thay đổi hàng tháng, ngược lại định phí bạn không thể thay đổi. (Lưu ý: phần biến phí này chưa tính chi phí sản phẩm/dịch vụ vì nó sẽ nằm mục thứ 3)
3️⃣ LỢI NHUẬN trên 1 sản phẩm/dịch vụ = giá bán – giá gốc (chi phí sản phẩm dịch vụ) – hoa hồng nhân viên (nếu có)
👉 Sau khi có 3 thông số này bạn chỉ cần làm theo công thức sau:
ĐIỂM HÒA VỐN = (ĐỊNH PHÍ + BIẾN PHÍ) chia cho LỢI NHUẬN 1 sản phẩm/dịch vụ
Lấy ví dụ dễ hiểu: Một Spa thực hiện nhiều gói sản phẩm khác nhau, tỷ lệ bán ra các sản phẩm này cũng tương đương nhau. Lợi nhuận trung bình là 500k/ gói dịch vụ (giá cốt 200k, giá bán 700k). Định phí là 64 triệu. Biến phí 38 triệu.
👉 Vậy ĐIỂM HÒA VỐN = (64.000.000 + 38.000.000)/500.000 = 204. Vậy mỗi tháng bạn phải bán ra được 204 gói dịch vụ (6,8 dịch vụ/ngày).
(1) DOANH THU 204 gói DV x 700.000 = 142.800.000
(2) ĐỊNH PHÍ: 64.000.000
(3) BIẾN PHÍ: 38.000.000
(4) Giá gốc DV: 204 x 200.000 = 40.800.000
👉 (1) = (2) + (3) + (4)
Vậy cứ mỗi ngày mà bạn kinh doanh không bán ra được 6,8 gói dịch vụ này xem như bạn ăn không ngon ngủ không yên rồi. Nếu biết cách tính này bạn có thể biết được khả năng lãi hay lỗ trong từng ngày chứ không nhất thiết đến cuối tháng mới biết lời lỗ. Từ điều này bạn sẽ có kế hoạch thay đổi chiến lược tốt hơn. Từ việc tính điểm hòa vốn này mà bạn có thể thiết lập mục tiêu lợi nhuận mong muốn hàng tháng là bao nhiêu.
🙎 Ví dụ trường hợp trên bạn muốn 1 tháng LÃI 50 triệu thì công thức như sau:
SỐ DỊCH VỤ mục tiêu = (ĐỊNH PHÍ + BIẾN PHÍ + 50 triệu) / 500.000 = 304.
🎉Vậy mỗi tháng bạn phải bán ra 304 gói dịch vụ tương đương 1 ngày phải bán ra 10,1 gói dịch vụ. Nếu thấp hơn số này xem như không đạt chỉ tiêu, vượt số này xem như lãi vượt mong đợi.
📝 Sẽ có nhiều ngành kinh doanh khác nhau và tỷ lệ lợi nhuận hoa hồng khác nhau. Trên đây chỉ là 1 ví dụ cơ bản của 1 gói dịch vụ hay 1 sản phẩm cụ thể. Nếu có quá nhiều thì cứ tính mức trung bình lợi nhuận.
📋 Nếu bạn là cửa hàng tiện ích hay tạp hóa thì bạn có thể tính lợi nhuận là tỷ lệ trung bình % trên sản phẩm. Ngoài ra từ cách tính điểm hòa vốn, các bạn có thể tính đến việc tuyển dụng bao nhiêu nhân viên sales và chỉ tiêu giao cho họ là bao nhiêu…
♥️ Cảm ơn mọi người đã dành thời gian quý báo để đọc qua bài Blog tuần này của chúng tôi. Hãy FOLLOW để có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích nhé!!!!
#diemhoavon #BBI #eiu #kinhdoanhdichvu #startup ... See MoreSee Less
Photo
“MỞ QUÁN DỄ LẮM!
CỨ CÓ 100-200 TRIỆU LÀ MỞ ĐƯỢC QUÁN RỒI!”
✨Thực hư như thế nào? Phải dự trù các khoản phí ra sao để có thể mở quán?
1. Chi phí mặt bằng
- Thứ nhất, 1 điều ít ai chú ý là ngành F&B bạn sẽ cần tái tu bổ thường xuyên, nên cần phải có một khoản dự phòng cho việc này. Chưa kể nhiều khi làm vài tháng, phát hiện concepts không hợp lý và phải tái sửa chữa lại quán, nếu lúc đó hết tiền thì…
- Thứ hai, 1 điều nữa là để quán thu về đủ vốn đã đầu tư ban đầu, bạn phải giữ được mặt bằng ít nhất 3 năm trở lên. Tức khi thuê phải chú ý thuê dài hạn, cũng đồng nghĩa thực tế tiền cọc và tiền ứng trước khoản thuê sẽ lớn; chứ không như đi thuê nhà hay VP để làm việc là 1 tháng tiền nhà, 2 tháng tiền cọc. Vì như vậy khi chủ nhà họ lấy lại nhà, cùng lắm họ bồi thường gấp đôi tiền cọc là hết.
Ví dụ: bạn thuê 20tr/tháng thì họ đền cọc 80tr, nhưng decor quán cafe cũng toàn trăm triệu trở lên, chưa kể chi phí marketing kéo khách đến quán, tức là bạn lỗ nặng rồi đấy.
Bởi vì khoản đầu tư khá lớn nên khoản khởi nghiệp vài trăm triệu ngành này thực sự quá mong manh, khởi nghiệp sẽ có nhiều rủi ro khó lường.
2. Chi phí sửa chữa lại mặt bằng
Nhiều nơi phải làm lại cả cống thoát nước, đập cả mặt bằng vì hư hỏng do đơn vị cũ làm, xây mới. Nếu đập xây mới cần cân nhắc(bao gồm nhưng không giới hạn):
- Công xây dựng thợ thầy
- Lắp kính
- Mua bàn ghế
- Ốp bảng hiệu Alu trước quán
- Làm trần thạch cao
- Đi hệ thống điện, máy lạnh trong nhà
- Làm đường ống nước
- Sơn nhà
- Phí đầu tư làm toilet (mua bồn cầu, lavabo, lót gạch…)
- Làm cửa cuốn
- Gắn hệ thống phun sương (nếu sân vườn)
- Thi công tiểu cảnh
- Phí gắn dàn đèn
- Phí hệ thống loa
3. Chi phí décor, trang trí mặt bằng
Thường gồm (chỉ gợi ý):
- Dán tường
- Đồ décor (bể cá, chậu cảnh, cây cối,…)
- Tủ kệ treo tường
- Tivi
- Hộp đèn
- Quạt hút
- Vẽ tường
- Đèn trang trí
Thực tế nếu bạn khoán hết cho 1 đơn vị thi công thiết kế nội thất, thì họ cân hết, bạn chỉ trả 1 khoản phí duy nhất mà thôi. Vậy vấn đề cần rõ ràng ở đây là gì? Bạn phải có bản concept quán sẽ làm trong tay rồi mới dự tính sẽ thuê mặt bằng thế nào, size, … đáp ứng được concept đó; xem đủ tiền không, rồi mới đi thuê nhé.
Lưu ý, với những quán café sang trọng thì mức giá cho việc thiết kế và nội thất sẽ cao hơn
4. Chi phí lắp đặt quầy thu ngân, quầy bar, setup bếp
Bạn sẽ cần phải bỏ ra một số tiền cần thiết để chi vào việc mua các trang thiết bị: quạt thông gió, quầy pha chế, hệ thống điện nước, cốc, chén,…
Quầy Bar thường gồm:
- Máy pha cafe
- Máy xay cafe
- Máy xay sinh tố 2 cối
- Máy ép hoa quả
- Thùng đá
- Dụng cụ pha chế, ly tách
- Kệ ly, bồn rửa
- Kệ để café
- Bảng đèn Menu
- Tủ đựng bánh
Quầy thu ngân thường gồm:
- Máy tính tiền
- Máy in bill
- Két tiền
- Máy vi tính
- Loa
- Máy in
5. Chi phí đăng ký kinh doanh quán
- Nếu đăng ký hộ cá thể, bạn đóng khoản phí hàng tháng.
- Nếu đăng ký doanh nghiệp (phải nhắm liệu có thể mua nguyên vật liệu có hóa đơn đầu vào không, vì chỉ mua nhiều mới có) thì đăng ký dạng doanh nghiệp, đóng thuế môn bài và hằng năm đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu đi dạng doanh nghiệp, thì nên dự trù khoản phí cho việc báo cáo thuế hàng tháng, phí thành lập công ty,… tầm 10 triệu lo hoàn tất cho việc này.
- Phí đăng ký bảo hộ Logo và tên thương hiệu quán (thường 2-3 triệu cho việc đăng ký bảo hộ).
- Phí bảo kê hàng tháng (nên đi dò la trước).
- Phí an ninh đô thị hàng tháng (nếu không để xe nó hốt ráng chịu).
6. Chi phí mua nguyên vật liệu ban đầu cho quán
Quán café khi đã đi vào hoạt động thì chi phí lớn nhất sẽ là nguyên vật liệu pha café. Hãy tính toán kỹ khoản này nhé!
Nên dự trù dư ra, để đảm bảo kể cả khi quán ế khách, nguyên vật liệu đổ bỏ, bạn vẫn còn đủ tiền để tiếp tục nhập nguyên vật liệu về phục vụ khách nhé, nhất là kinh doanh những món ăn dạng thực phẩm tươi.
7. Chi phí khai trương quán
8. Chi phí Marketing bắt buộc có ban đầu để kéo khách
Nhiều người thiếu cái này, dẫn đến quán ế khách, cũng không có tiền bung để kéo khách về, dù món ngon, đồ uống hấp dẫn.
9. Quỹ lương nhân viên hàng tháng
Thường gồm các vị trí cơ bản:
Quản lý
Pha chế
Phục vụ
Thu ngân
Bảo vệ
Bạn nên ước lượng 1 khoản tiền đủ khả năng thanh toán lương tối thiểu 3 tháng cho tất cả anh em, để yên tâm là quán vận hành ổn dù ế khách ban đầu, không lo thiếu tiền trả lương người ta.
10. Chi phí vận hành khi quán hoạt động
Thường gồm các khoản cơ bản:
- Phí internet
- Phí điện, nước, rác
- Phí truyền hình cáp
- Phí in ấn (voucher, tờ rơi,…)
- Phí mua sắm vật dụng quán
- Chi phí sửa chữa
👉👉 Hãy đi khảo sát thực tế để có chi phí chính xác, rồi lập bảng dự toán chi phí trước khi đầu tư thực tế nhé. Thà chết trên giấy chứ đừng chết trên thương trường. Không phải ai cũng có cơ hội khởi nghiệp lần 2 đâu.
#bbi #eiu #chiphikinhdoanh #foodandbeverage #kinhdoanhquancaphe ... See MoreSee Less
Photo